Kế hoạch của Tổ nhà trẻ Năm 2021
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
|
Thủy Phương, ngày 24 tháng 08 năm 2021 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON
Năm học 2021 - 2022
Lớp: Nhà trẻ 2
Số lượng trẻ trong lớp: 20
Số giáo viên lớp: 2 giáo viên (Nguyễn Thị Hiếu Tâm; Nguyễn Thị Bích)
A. MỤC TIÊU
Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ.
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.
- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.
- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).
- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.
- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
- Có sự nhạy cảm của các giác quan.
- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.
- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.
- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.
- Hồn nhiên trong giao tiếp.
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ
- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi.
- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.
- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.
- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện....
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
I. PHÂN PHỐI THỜI GIAN
Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Thời điểm nghỉ hè, lễ, tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lí ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ.
Trẻ 24 - 36 tháng tuổi: |
||||||||||||||||||
- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ. - Ngủ: 1 giấc trưa. Chế độ sinh hoạt cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi
|
||||||||||||||||||
C. NỘI DUNG
I. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
1. Tổ chức ăn
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi
Nhóm tuổi |
Chế độ ăn |
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ ngày/trẻ |
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ngày/trẻ (chiếm 60-70% nhu cầu cả ngày) |
24 - 36 tháng |
Cơm thường |
930 - 1000 Kcal |
765-893 Kcal |
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít/trẻ/ ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.
2. Tổ chức ngủ
Trẻ từ 24 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.
3. Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên cho trẻ rửa tay, cho trẻ rửa tay bằng sát khuẩn trước khi vào lớp nhằm phòng chống covid-19
- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải.
4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
- Kiểm tra sức khỏe trẻ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp: quai bị, tay chân miệng, thủy đậu, đỏ mắt, phòng chống covid-19,… Theo dõi tiêm chủng.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp cho trẻ: leo trèo, nhét hột hạt vào mũi, miệng, tai, những đồ vật sắc nhọn, có góc cạnh, giá và đồ dung trên giá,…
II. GIÁO DỤC
1. Giáo dục phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
- Các cử động bàn tay, ngón tay.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt: cất dép đúng nơi quy định, ăn gọn gàng, ngủ đúng giờ, cất ly, cất khăn đúng vị trí sau khi sử dụng,...
- Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe.
- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
a) Phát triển vận động
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi |
||
1. Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
Hô hấp: tập hít vào, thở ra. - Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay. - Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên. |
||
- Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.. |
|||
2. Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
- Tập bò, trườn: + Bò thẳng hướng và có vật trên lưng. + Bò chui qua cổng. + Bò, trườn qua vật cản. - Tập đi, chạy: + Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp. + Đi có mang vật trên tay. + Chạy theo hướng thẳng. + Đứng co 1 chân. |
||
- Tập nhún bật: + Bật tại chỗ. + Bật qua vạch kẻ. - Tập tung, ném, bắt: + Tung - bắt bóng cùng cô. + Ném bóng về phía trước. + Ném bóng vào đích. |
|||
3. Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt |
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé. - Đóng cọc bàn gỗ. - Nhón nhặt đồ vật. - Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. - Chắp ghép hình. - Chồng, xếp 6-8 khối. - Tập cầm bút tô, vẽ. - Lật mở trang sách. |
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi |
||
1. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt |
- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau. - Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống. - Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa. - Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định. |
||
2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn |
- Tập tự phục vụ: + Xúc cơm, uống nước. + Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt. + Chuẩn bị chỗ ngủ. - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. - Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định. - Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt. |
||
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn |
- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần. - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh. |
2. Giáo dục phát triển nhận thức
a) Luyện tập và phối hợp các giác quan
Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.
b) Nhận biết
- Một số bộ phận cơ thể của con người: đầu (mắt, mũi, miệng, tai, tóc,....), mình, tay - chân
- Một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ: xe đạp, xe máy, xe ô tô, máy bay,....
- Một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ: con mèo, con chó, con gà, con vịt, con bò, con trâu, quả cam, quả nho, quả táo, quả,...
- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian so với bản thân trẻ: màu xanh, màu đỏ; màu vàng, hình tròng, hình vuông, hình tam giác; to, nhỏ,...
- Bản thân và những người gần gũi.
- Một số hiện tượng gần gũi như: Nắng, mưa, cầu vồng, sấm, gió
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi |
1. Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác |
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc: tiếng gõ của trống, tiếng kêu của con mèo, con chó, con gà, con bò,… - Sờ nắn, nhìn, ngửi... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật: sờ quả cam, quả quýt, quả táo,… - Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì: sờ cái gối, sờ gấu bông, sờ hòn đá… - Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt - mặn - chua): nếm đường, muối, chanh,… |
2. Nhận biết: - Một số bộ phận của cơ thể con người - Một số đồ dùng, đồ chơi. - Một số phương tiện giao thông quen thuộc - Một số con vật, hoa, quả quen thuộc - Một số hiện tượng gần gũi |
- Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân. - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc: búp bê, quả bóng,… - Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi: xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa,… |
- Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật: con mèo, con chó, con bò, con vịt,… Tên và đặc điểm nổ bật của một số rau, hoa, quả quen thuộc: rau súp lơ, rau dền, quả táo, quả dâu, quả chuối,… -Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của nắng, mưa, cầu vồng, sấm |
|
- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian |
- Màu đỏ, vàng, xanh. - Kích thước to - nhỏ. - Hình tròn, hình vuông. - Vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ. - Số lượng một - nhiều. |
- Bản thân, người gần gũi |
- Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân: bạn trai- gái, tóc dài- ngắn, da đen- trắng. - Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp. - Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình. - Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/lớp. |
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
a) Nghe
- Nghe các giọng nói khác nhau.
- Nghe, hiểu các từ và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn giản: cất, lấy khăn, ly, chén, ghế, dép, cặp,…
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi.
b) Nói
- Phát âm các âm khác nhau.
- Trả lời và đặt một số câu hỏi đơn giản: Cô đang làm gì? Bạn A đang khóc. Con muốn uống nước?,…
- Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói: muốn đi vệ sinh, mệt, đau, vui, buồn, tức giận,…
c) Làm quen với sách
- Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh.
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi |
1. Nghe |
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau: bất ngờ, vui, buồn,.. - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc: ly, cặp, khăn, bê ghế, ngồi vào vị trí,… - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói: Các con ngồi vào chỗ? Chúng ta cùng xếp hàng? - Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào? - Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. |
2. Nói |
- Phát âm các âm khác nhau: tiếng kêu của các con vật, tiếng nói to nhỏ của bản thân,.. - Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp: đây là quả bóng, đây là con mèo, đây là búp bê,… - Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?,.... thế nào?, để làm gì?, tại sao?... - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài: Cô ơi con đi tiểu. Cô ơi con đói bụng,… - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng. - Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn: Dạ, chào cô, chào mẹ,… |
3. Làm quen với sách |
- Lắng nghe khi người lớn đọc sách. - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. |
4. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
a) Phát triển tình cảm
- Ý thức về bản thân.
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, bất ngờ,...
b) Phát triển kỹ năng xã hội
- Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
- Hành vi văn hóa và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt: Cất dép, cất cặp, cất ly, cất ghế, ... đúng nơi quy định,...
c) Phát triển cảm xúc thẩm mĩ
- Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc: Đưa tay, nghiêng đầu,...
- Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh.
NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI
Nội dung |
24 - 36 tháng tuổi |
1. Phát triển tình cảm Ý thức về bản thân |
- Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình. - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên. |
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc |
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận. |
2. Phát triển kĩ năng xã hội - Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi. |
- Giao tiếp với những người xung quanh. - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Quan tâm đến các vật nuôi |
- Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản |
- Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn. - Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định. |
3. Phát triển cảm xúc thẩm mỹ - Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc |
- Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc. |
- Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh |
- Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu, nặn, xé, vò, xếp hình. - Xem tranh. |
D. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
a) Phát triển vận động
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi |
||
1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân. |
||
2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
2.1. Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay. |
||
2.2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m. |
|||
2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng. |
|||
2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m). |
|||
3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay |
3.1. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”. |
||
3.2. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ. |
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi |
||
1. Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt |
1.1.Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. |
||
1.2.Ngủ 1 giấc buổi trưa. |
|||
1.3. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. |
|||
2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe |
2.1. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh...). |
||
+ |
2.2. Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh. |
||
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn |
3.1. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở. |
||
3. 2. Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn,...) khi được nhắc nhở. |
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi |
||
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan |
Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
||
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi
|
2.1. Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. 2.2. Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi. 2.3. Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi. 2.4. Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc. 2.5. Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu. 2.6. Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu. 2.7. Nói được một số đặc điểm nổi bật về nắng, mưa, sấm, cầu vồng. |
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi |
||
1. Nghe hiểu lời nói |
1.1. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay. |
||
1.2. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”,...) |
|||
1.3. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. |
|||
2. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu |
2.1. Phát âm rõ tiếng.
|
||
2.2. Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. |
|||
3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp |
3.1. Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. |
||
3.2. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: - Chào hỏi, trò chuyện. - Bày tỏ nhu cầu của bản thân. - Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây?, … |
|||
3.3. Nói to, đủ nghe, lễ phép. |
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ
Kết quả mong đợi |
24 - 36 tháng tuổi |
||
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân |
1.1. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi). 1.2 Thể hiện điều mình thích và không thích. |
||
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi
|
2.1. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. 2.2. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi. 2.3. Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ. 2.4. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi. |
||
3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản |
3.1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ. |
||
|
3.2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...). 3.3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác. 3.4. Thực hiện một số yêu cầu của người lớn: Cất ly, chén, dép, gối, ghế, đồ chơi,… |
||
4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh |
4.1. Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc. 4.2. Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc) |
Đ. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
I. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
2. Nội dung đánh giá
- Tình trạng sức khỏe của trẻ: khỏe mạnh, có vấn đề sức khỏe, suy dinh dưỡng, béo phì, thấp còi,...
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: vui vẽ, khó chịu, nóng tính, hay cáu gắt,...
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ: trẻ nắm được những kiến thức, kỹ năng hằng ngày mà cô cung cấp
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.
II - ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Sử dụng bài tập tình huống.
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
- Đánh giá cuối độ tuổi (24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi.
- Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.
E. CÁC CHỦ ĐỀ, SỐ TUẦN THỰC HIỆN
STT |
Tên chủ đề |
Số tuần |
Người thực hiện |
Chủ đề nhánh |
Thời gian |
1 |
BÉ VÀ CÁC BẠN
|
3 ( 6/9 – 24/9/2021) Tết trung thu |
Nguyễn Thị Bích |
- Bé biết nhiều thứ - Các bạn của bé - Bé và các bạn cùng chơi |
6 - 10/9/2021 13 - 17/9/2021 20 – 24/9/2021 |
2 |
ĐỒ CHƠI CỦA BÉ |
4 (27/9 – 22/10/2021) |
Nguyễn Thị Hiếu Tâm
|
- Lớp bé có nhiều đồ chơi đẹp - Những đồ chơi bé thích - Những đồ chơi chuyển động được - Đồ chơi lắp ráp xây dựng |
27/9 -01/10/2021 04 – 08/10/2021 11 – 15/10/2021 18 – 22/10/2021 |
3 |
CÔ CỦA BÉ
|
3 (25/10 - 12/11/2021) |
Nguyễn Thị Bích |
- Các cô trong nhóm trẻ của bé - Công việc của các cô - Bé yêu các cô |
25 – 29/10/2021 1/11 – 5/11/2021 8- 12/11/2021 |
4 |
MẸ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BÉ |
4 (15/11 – 10/12/2021) |
Nguyễn Thị Hiếu Tâm |
- Mẹ của bé - Người thân yêu của bé - Đồ dùng trong gia đình bé - Đồ chơi gia đình |
15 – 19/11/2021 22 – 26/11/2021 29/11 – 3/12/2021 6/12-10/12/2021 |
5 |
NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
|
3 (13/12-31/12/2021) |
Nguyễn Thị Bích |
- Con vật nuôi trong gia đình - Một số con vật sống trong rừng - Con vật sống dưới nước |
13 – 17/12/2021 20 -24/12/2021 27 – 31/12/2021 |
6 |
CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP
|
3 (03/01 - 21/01/2022) |
Nguyễn Thị Hiếu Tâm |
- Em yêu cây xanh - Các loại quả bé thích - Một số loại rau, củ |
03 – 7/01/2022 10 – 14/01/2022 17 – 21/01/2022 |
7 |
TẾT VÀ MÙA XUÂN CỦA BÉ |
4 (24/01-25/02/2022) |
Nguyễn Thị Bích |
- Bé chuẩn bị đón Tết - Tết trong nhà bé - Hoa mùa xuân - Mùa xuân với bé |
24 – 28/01/2022 (Nghỉ tết AL) 7/02-11/02/2022 14/02-18/2/2022 21 – 25/2/2022 |
8 |
BÉ THÍCH ĐI BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG GÌ ?
|
4 (28/2 – 25/03/2022) |
Nguyễn Thị Hiếu Tâm |
- Phương tiện giao thông đường bộ - Phương tiện giao thông đường sắt - Phương tiện giao thông đường thủy - Phương tiện giao thông đường không |
28 – 4/3/2022 7 -11/3/2022 14 – 18/3/2022 21 – 25/3/2022 |
9 |
MÙA HÈ VỚI BÉ
|
3 (28/03-15/4/2022) |
Nguyễn Thị Bích |
- Thời tiết mùa hè - Quần áo, trang phục mùa hè - Các hoạt động trong mùa hè |
28 – 01/4/2022 4 - 8/42022 11 - 15/4/2022 |
10 |
BÉ LÊN MẪU GIÁO |
4 (18/04 - 13/05/2021) |
Nguyễn Thị Hiếu Tâm
|
- Lớp học của bé - Các hoạt động của bé trong lớp - Bé chuẩn bị gì khi lên Mẫu giáo? - Bé chuẩn bị gì khi lên Mẫu giáo? |
18 – 22/4/2022 25 – 29/4/2022 2/5 – 6/5/2022 9/5-13/5/2022 |
Ê. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH
DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN
Thời gian: Từ ngày 06/09-24/09/2021
Số tuần: 3 tuần
Chủ đề
Hoạt động
|
TUẦN I BÉ BIẾT NHIỀU THỨ |
TUẦN II CÁC BẠN CỦA BÉ |
TUẦN III BÉ VÀ CÁC BẠN CÙNG CHƠI |
Từ 06-10/9/2021 |
Từ 13-17/9/2021 |
Từ 20-24/9/2021 |
|
PT thể chất (Thể dục) |
BTPTC: Thổi bóng VĐCB: Đi trong đường hẹp về nhà |
BTPTC: Thổi bóng VĐCB: Bò theo đường thẳng |
BTPTC: Thổi bóng VĐCB: Bò theo hướng thẳng |
PT nhận thức ( Nhận biết) |
Nhận biết các bộ phận cơ thể bé và bạn |
Nhận biết màu xanh, đỏ, vàng |
Kích thước to-nhỏ |
PT ngôn ngữ (LQ văn học) |
Chuyện: Bé làm được việc gì? |
Thơ:Bạn mới |
Thơ: Chào |
PT tình cảm KNXH & TM (Âm nhạc) |
Nghe hát:Cháu lên ba |
Dạy hát: Em búp bê |
VDTD: Em búp bê |
Cho trẻ chơi với đồ chơi |
Cho trẻ chơi với đồ chơi |
Làm quen với vở |
|
|
DỰ KIẾN CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Thời gian: Từ ngày 27/9-22/10/2021
Số tuần: 4 tuần
Chủ đề
Hoạt động
|
TUẦN I LỚP BÉ CÓ NHIỀU ĐỒ CHƠI ĐẸP HƠN
|
TUẦN II NHỮNG ĐỒ CHƠI BÉ THÍCH |
TUẦN III NHỮNG ĐÒ CHƠI CHUYỂN ĐỘNG ĐƯỢC |
TUẦN IV ĐỒ CHƠI LẮP RÁP XÂY DỰNG |
Từ 27/9-01/10/2021 |
Từ 04-08/10/2021 |
Từ 11-15/10/2021 |
Từ 18-22/10/2021 |
|
PT thể chất (Thể dục) |
BTPTC: Chim sẻ VĐCB: Bò nhanh thẳng Bản quyền thuộc Trường Mầm Non Sơn Ca |