In trang

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIA ĐOẠN 2021-2025
Cập nhật lúc : 11:15 03/11/2021

PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY

TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do  – Hạnh phúc

 

Số: 68/KH-MNSC

Thủy Phương, ngày 26 tháng 10 năm 2021

 KẾ HOẠCH

Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

Giai đoạn 2021-2025

 
   

 

Căn cứ Kế hoạch số 391/PGD&ĐT ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về việc Kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 09 tháng 09 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân thị xã Hương Thuỷ về Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo năm học 2021-2022;

Căn cứ Kế hoạch số 440/PGD&ĐT ngày 13 tháng 9 năm 2021 của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2021 - 2022;

Căn cứ kế hoạch số 60/KH-MNSC ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Trường Mầm non Sơn Ca về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022;

Trường Mầm non Sơn Ca tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- Trường Mầm non Sơn Ca luôn nhận được sự quan tâm khích lệ của Phòng GD&ĐT Thị xã Hương Thủy trong công tác chỉ đạo thực hiện, được phụ huynh hỗ trợ về thiết bị, đồ đùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ trong nhà trường, vì vậy rất thuận tiện trong việc triển khai thực hiện chuyên đề.

- Nhà trư­­ờng luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và thực hành luyện tập.

- Đư­­ợc sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo địa phư­­ơng và sự ủng hộ nhiệt tình của các mạnh thường quân cho việc thực hiện chuyên đề.

2. Khó khăn

Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là mục tiêu của nhà trường. Song, khi đi sâu vào thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, chưa đồng bộ.

- Vẫn có những giáo viên còn mơ hồ, lúng túng, chưa hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực của trẻ,  thiếu kiên trì với cái mới, sợ sai khi thực hiện.

- Đa số phụ huynh làm nghề nông, thu nhập thấp nên công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn.

- Số lượng trẻ trên lớp quá đông so với quy định tại Điều lệ trường mầm non.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên nhà tr­­ường xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021- 2025 nh­­ư sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo môi trường công bằng, an toàn, thân thiện, lành mạnh đối với trẻ em; kích thích tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện trẻ em trong trường mầm non;

- Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) và cha mẹ trẻ trong thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non;

- Huy động sự tham gia của gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất trong thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT).

2. Yêu cầu

- Phát huy kết quả đạt được của Chuyên đề “xây dựng trường mầm non LTLTT” giai đoạn 2021 - 2025;

- Bảo đảm trẻ em trong các trường mầm non, cơ sở giáo dục mầm non tư thục được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm giáo dục LTLTT;

- Bảo đảm quyền trẻ em trong các trường mầm non, cơ sở giáo dục mầm non tư thục.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng hành giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện Chuyên đề;

2. Nâng cao năng lực CBQL, GVMN trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN) theo quan điểm giáo dục LTLTT thông qua việc bồi dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động, cụ thể:

- Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;

- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;

- Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;

- Đánh giá sự phát triển của trẻ;

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số phù hợp trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

- Rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT của các cơ sở GDMN, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT” giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và triển khai thực hiện;

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện mô hình điểm về trường mầm non LTLTT phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, đơn vị; phổ biến và nhân rộng các mô hình điểm về xây dựng trường mầm non LTLTT;

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động của chuyên đề cho CBQL, GVMN; tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đối với những mô hình điển hình, sáng kiến, giải pháp sáng tạo về thực hiện chuyên đề;

- Đẩy mạnh xã hội hóa để huy động đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non và tăng cường điều kiện thực hiện chương trình GDMN;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Chuyên đề; lựa chọn sản phẩm điển hình, sáng kiến, giải pháp sáng tạo về triển khai thực hiện Chuyên đề của cơ sở GDMN để nhân rộng tại địa phương; tôn vinh các tập thể và cá nhân điển hình trong thực hiện chuyên đề.

IV. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM (Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)

 

V. THỜI GIAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Từ năm 2021 đến năm 2023

- Ban hành Kế hoạch Chuyên đề;

- Chỉ đạo điểm xây dựng mô hình tại trường 03 lớp: Lớp Lá 4, Lớp Chồi 4, Nhóm trẻ 2.

- Tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyên đề;

- Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ chuyên môn; hướng dẫn hoàn thiện các mô hình điểm;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông;

- Sơ kết thực hiện Chuyên đề.

2. Từ năm 2023 đến năm 2025

- Tiếp tục tập huấn, hướng dẫn thực hiện một số nội dung Chuyên đề;

- Phát động phong trào thi đua/hội thi về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ em mầm non;

- Kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ chuyên môn; tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện các mô hình điểm và nhân rộng mô hình;

- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, lựa chọn sản phẩm điển hình trong thực hiện Chuyên đề;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông và lựa chọn sản phẩm điển hình để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng toàn tỉnh;

- Tổng kết Chuyên đề; tôn vinh, khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong việc thực hiện Chuyên đề.

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021- 2022 đến năm học 2024-2025.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của nhà trường; nguồn tài trợ của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.

2. Căn cứ nội dung kế hoạch, nhà trường lập dự toán chi hàng năm.

 

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Đối với nhà trường

- Tự rà soát, đối chiếu khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT” phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

- Cử CBQL, GV cốt cán tham gia tập huấn do các cấp tổ chức; triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL, GVMN về các nội dung của chuyên đề.

- Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, sử dụng có hiệu quả môi trường vật chất, môi trường xã hội trong trường mầm non, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện; Thể hiện sự tôn trọng trẻ trong tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, dự kiến kế hoạch chơi nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ được học tập và thành công học qua chơi.

          - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục đáp ứng yêu cầu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

          - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, đi sâu thực hiện từng tiêu chí trong nội dung chuyên đề, vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức giáo dục trẻ (khuyến khích sử dụng các phương pháp giáo dục hiện đại).

          - Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng việc học tập, vui chơi của trẻ mầm non tới phụ huynh và cộng đồng để phối hợp thực hiện.

          - Tổ chức kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện tiêu chí “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” các tiêu chí được thực hiện sâu theo các chuyên đề trong năm học.

- Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của CBQL, GVMN và cha mẹ trẻ trong việc phối hợp thực hiện các nội dung giáo dục, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ em mầm non khoa học, hợp lý…; phát động phong trào thi đua/hội thi về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

- Tổ chức rà soát, đánh giá tiến độ thực hiện Chuyên đề; sơ kết, tổng kết thực hiện Chuyên đề, lựa chọn sản phẩm điển hình, sáng kiến, giải pháp sáng tạo về triển khai thực hiện chuyên đề để nhân rộng tại trường và gửi Phòng GD&ĐT đề nghị tôn vinh, khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình trong thực hiện chuyên đề.

- Báo cáo kết quả triển khai chuyên đề theo từng năm học (cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học) và báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chuyên đề gửi về Phòng GD&ĐT.

2. Đối với giáo viên

          - Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường, lớp linh hoạt dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học mà chơi.

          + Môi trường trong nhóm lớp: Sắp xếp gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, thể hiện nét văn hoá địa phương, trang trí đẹp mắt theo từng lĩnh vực, từng chủ đề, màu sắc hài hoà không quá rực rỡ. Số lượng góc chơi phù hợp với diện tích phòng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện, có các góc chơi mở kích thích tư duy, sáng tạo của trẻ. Đồ chơi, đồ dùng, nguyên vật liệu được sắp xếp hấp dẫn, an toàn vệ sinh, ngăn nắp gọn gàng để nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng và dễ cất.

          + Môi trường ngoài lớp học: Có các góc, các khu hoạt động ngoài trời được thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động; có khuôn viên, cây xanh bóng mát, có các khu vui chơi: Khu vui chơi vận động, khu vui chơi với cát nước, khu vườn cổ tích, khu chơi an toàn giao thông, tạo không gian vui chơi hình thành kỹ năng sống cho trẻ trong khu chợ quê, khu vườn cây, vườn rau, vườn hoa của bé, góc thiên nhiên,… Đồ chơi, đồ dùng đảm bảo an toàn, được vệ sinh sạch sẽ, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa kịp thời.

          + Môi trường xã hội: Có các hình ảnh, biểu bảng giáo dục lễ giáo, tạo mối quan hệ thân thiện, giáo viên luôn tôn trọng, động viên trẻ, rèn nề nếp ứng xử có văn hoá trong trường mầm non. Giáo viên luôn làm gương cho trẻ trong mọi hoạt động.

Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021- 2025 của trường MN Sơn Ca.

Nơi nhận:

- Chuyên môn trường(T/h);

- GV (T/h)                                    

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nguyễn Thị Cẩm Tú

                                                                                                              

         

                                                                                                                                                          

PHỤ LỤC

Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

(Kèm theo Kế hoạch số 68/KH-MNSC  ngày 26 tháng 10  năm 2021)

1. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

1.1. Đảm bảo gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.

1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.

1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, gây thương tích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.

1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú; các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.

1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá d­ưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thực tế cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.

1.7. Bảo đảm các điều kiện tổ chức bữa ăn cho trẻ tại CS GDMN đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, thân thiện, phù hợp với cá nhân trẻ.

1.8. Bảo đảm những điều kiện cơ bản về nước sạch, vệ sinh phù hợp với nhu cầu, khả năng sử dụng của trẻ theo từng độ tuổi và đáp ứng yêu cầu về giáo dục; có phòng, góc y tế với đủ trang thiết bị y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm các yêu cầu, điều kiện trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh theo quy định; có đồ dùng, trang thiết bị chuyên dụng hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ có nhu cầu đặc biệt.

2.  Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

Kế hoạch thể hiện mục tiêu, phạm vi, mức độ, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:

2.1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể, phản ánh được kết quả mong đợi, đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.

2.2. Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN, phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương, trường/lớp.

2.3. Thể hiện tính tích hợp toàn diện, coi trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.

2.4. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan d­ưới nhiều hình thức khác nhau.

2.5. Kế hoạch đảm bảo khoa học, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; kế hoạch được điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ.

2.6. Đảm bảo sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra trong cộng đồng và CS GDMN.

3. Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

3.1. Phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.

3.2. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ; tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm, sở thích, thói quen của từng cá nhân trẻ; khích lệ trẻ phát huy khả năng tự lập, tự tin, sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng phản biện; cá thể hóa hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

3.3. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.

3.4. Thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện của trường, lớp và địa phương nhằm hình thành ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh; lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục phát triển vận động; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì; lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.

3.5. Khuyến khích những sáng tạo và tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương trong tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại CS GDMN nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.

4. Đánh giá sự phát triển của trẻ

4.1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.

4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu và kết quả mong đợi về giáo dục, sự phát triển về chiều cao, cân nặng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ; sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).

4.3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng, đảm bảo công bằng với mọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.

5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

5.1. Đa dạng các hình thức tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của GDMN, quan điểm LTLTT và hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình. 

5.2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

5.3. Tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ vào hoạt động của CS GDMN nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ; có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ. 

5.4. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn;  

5.5. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng môi trường an toàn, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non.