Văn bản mới
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
PHÒNG GD&ĐT TX HƯƠNG THUỶ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: / KH-MNSC |
Thủy Phương, ngày 7 tháng 10 năm 2022 |
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ
NĂM HỌC 2022-2023
Căn cứ Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ Về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục; căn cứ thông tư số 39/2013/TT-BGD ĐT ngày 05/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Hướng dẫn 2077/HD-SGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2019 về hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học;
Căn cứ công văn số 477/PGD&ĐT ngày 23 tháng 9 năm 2021 của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về việc Hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2021-202;
Căn cứ Kế hoạch số 368/PGD&ĐT ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Phòng GD&ĐT thị xã Hương Thủy về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2022 - 2023;
Căn cứ tình hình của Trường Mầm non Sơn Ca năm học 2022 – 2023,
Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học, Trường Mầm non Sơn Ca đề ra kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2022-2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Công tác kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của hiệu trưởng nhà trường; là chức năng thiết yếu của công tác quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ nhằm giúp thủ trưởng đánh giá tiến đô thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.
2. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân, từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy tổ chức, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh kế hoạch, quá trình công tác nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.
3. Công tác kiểm tra nội bộ tại cơ sở phải được thực hiện trên nguyên tắc: thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để ban kiểm tra nội bộ kiểm tra, để ban thanh tra nhân dân giám sát)
4. Công tác kiểm tra nội bộ trước hết là công tác tự kiểm tra của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong đơn vị về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công để tự điều chỉnh, hoàn thiện cá nhân, tổ chức mình.
5. Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ đều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo qui định của điều lệ, qui chế để làm hồ sơ minh chứng.
II. NHIỆM VỤ1. Nhà trường thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học đủ năng lực để tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ. Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban kiểm tra nội bộ về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Ban kiểm tra nội bộ xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3. Dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của hiệu trưởng, ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra theo kế hoạch, đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thực hiện đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.
4. Ban kiểm tra nội bộ phối kết hợp chặt chẽ với ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền kết quả kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời ngay từ cơ sở các hạn chế, thiếu sót.
5. Định kỳ đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.
III. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU
1. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
a. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
Kiểm tra hồ sơ sổ sách và các hồ sơ khác có liên quan của giáo viên, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác soạn giảng.
b. Kiểm tra giờ trên lớp
Dự 1 buổi đối với giáo viên mầm non (tối đa 3 hoạt động: 1 hoạt động học và 2 hoạt động khác).
Mỗi buổi dạy đều có trao đổi, đóng góp ý kiến theo qui định.
c. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ khác: Việc vận động duy trì sĩ số của lớp, trang trí lớp, công tác tuyên truyền, công tác vệ sinh, việc sử dụng bảo quản đồ dùng, đồ chơi, vở của trẻ; công tác chủ nhiệm: công tác vận động xã hội hóa giáo dục và công tác kiêm nhiệm khác của giáo viên (nếu có)…..
* Chỉ tiêu: - 100% giáo viên được kiểm tra từ 1- 3 hoạt động;
- 30% giáo viên được kiểm tra toàn diện (9/30);
2. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo viên, nhân viên
Căn cứ vào điều lệ trường mầm non để kiểm tra các loại hồ sơ của giáo viên, nhân viên theo qui định. Ngoài ra, nhà trường có qui định các loại hồ sơ khác thì đưa vào nội dung kiểm tra.
Trong năm học tất cả giáo viên, nhân viên đều được kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách cá nhân ít nhất một lần.
+ Chỉ tiêu: 33/33 giáo viên, nhân viên.
3. Kiểm tra các chuyên đề
a) Tự kiểm tra công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường:
- Trong lãnh đạo nhà trường cần có sự phân công công tác rõ ràng, cụ thể. Các thành viên trong lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng chương trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Định kỳ, lãnh đạo nhà trường đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức và cá nhân thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ.
b) Kiểm tra thực hiện công khai theo qui định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Qui chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (các điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ); công khai về thu chi tài chính.
c) Kiểm tra việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý và giảng dạy (việc cập nhật các thông tin trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên…)
d) Kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán theo qui định; việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do nhân dân, phụ huynh, các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ.
e) Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Ngành với các nội dung: việc thành lập ban chỉ đạo; công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm…
f) Kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với các lớp bán trú; công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa và tiêm vacxin phòng dịch Covid - 19.
+ Chỉ tiêu: 6/6 chuyên đề
4. Kiểm tra các tổ trong nhà trường
- Xem xét, đánh giá năng lực điều hành, quản lý, chỉ đạo của tổ trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận.
- Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và ngành Giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ, sổ sách và hoạt
động của các thành viên tổ, bộ phận.
+ Chỉ tiêu: 6/6 tổ.
5. Kiểm tra học sinh
- Hiệu trưởng tổ chức cho ban kiểm tra nội bộ thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo các mục tiêu đặt ra từng chủ đề của các độ tuổi để đánh giá chất lượng học sinh.
- Phân tích kết quả trên trẻ, sản phẩm của trẻ. Đánh giá hồ sơ nhằm đánh giá chất lượng chăm sóc từng giai đoạn.
- Kiểm tra chất lượng trẻ 5-6 tuổi cuối năm học.
- Từ kết quả đó làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ hoặc nhà trường một cách chính xác, khách quan.
IV. Phân công kiểm tra
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: Hiệu trưởng; Phó Hiệu Trưởng; Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng khối lớn, nhỡ, bé.
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo viên, nhân viên: Phó Hiệu Trưởng; Tổ trưởng.
- Kiểm tra các chuyên đề: Hiệu trưởng; Phó Hiệu Trưởng; Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng, Nhân viên y tế.
- Kiểm tra các tổ trong nhà trường: Hiệu trưởng; Phó Hiệu Trưởng; Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng, Nhân viên y tế
- Kiểm tra học sinh: Phó Hiệu Trưởng; Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng khối lớn, nhỡ, bé.
- Căn cứ theo danh sách để phân công đoàn kiểm tra từ 4-5 thành viên.
Danh sách thành viên:
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
1 |
Nguyễn Thị Cẩm Tú |
Hiệu trưởng |
2 |
Nguyễn Thị Huệ |
P. Hiệu trưởng |
3 |
Võ Thị Hạnh Trang |
P. Hiệu trưởng |
4 |
Võ Thị Ly |
Tổ trưởng Tổ MGL |
5 |
Nguyễn Thị Hiếu Tâm |
Tổ trưởng Tổ MGN |
6 |
Phạm Thị Kim Chi |
Trưởng Ban TTND – Tổ trưởng Tổ MGB |
7 |
Hoàng Thị Ngọc Diệp |
Tổ trưởng Nhà Trẻ |
8 |
Nguyễn Thị Diễm My |
Tổ trưởng Tổ VP |
9 |
Nguyễn Thị Lan |
P. Tổ trưởng Tổ MGL |
10 |
Nguyễn Thị Thanh Nhàn |
P. Tổ trưởng Tổ MGN |
11 |
Lê Thị Tỵ |
P. Tổ trưởng Tổ MGB |
12 |
Trần Thị Mỹ Triều |
P. Tổ trưởng Tổ Nhà trẻ |
13 |
Lê Thị Bích Ngọc |
Nhân viên y tế |
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trên đây là kế hoạch công tác thanh tra nội bộ năm học 2022-2023. BGH nhà trường triển khai theo quy trình thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong năm học, hàng tháng, học kỳ sơ kết đánh giá, đồng thời điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Cuối năm học tổ chức đánh giá tổng kết và báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, các bộ phận và các cá nhân căn cứ kế hoạch và quy trình thực hiện để tiến hành triển khai, rà soát, tự kiểm tra và chuẩn bị để nghiêm túc chấp hành đúng kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được phân công./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT(b/c); - BGH; - Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Cẩm Tú |
QUY TRÌNH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2022-2023
STT |
Nội dung kiểm tra |
Thời gian thực hiện |
Phân công thực hiện |
Ghi chú |
|
Tháng 9/2022 |
|
|
|
1 |
Kiểm tra việc trang trí lớp, vệ sinh môi trường. |
Tuần 1,2 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
15 nhóm,lớp |
|
Tháng 10/2022 |
|
|
|
1 |
Dự giờ 1 hoạt động GV |
Tuần 3,4 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
giáo viên |
|
Tháng 11/2022 |
|
|
|
1 |
Dự giờ 1 hoạt động GV |
Tuần 1,2 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
giáo viên |
2 |
Kiểm tra các tổ |
Tuần 3 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
Tổ MG Lớn, Tổ MG Nhỡ |
3 |
Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề “a, b, d” |
Tuần 4 |
HT + PHT+ TBTTND+TTCM+PTTCM |
BGH, Tổ VP |
|
Tháng 12/2022 |
|
|
|
1 |
Kiểm tra học sinh |
Tuần 1 |
PHT + TTCM+PTTCM |
15 lớp |
2 |
Kiểm tra hồ sơ |
Tuần 2 |
PHT+ TTCM |
4 lớp MGN |
3 |
Kiểm tra toàn diện |
Tuần 3 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
3 giáoviên |
4 |
Kiểm tra hồ sơ |
Tuần 4 |
PHT+ TTCM |
Nhân viên văn thư |
|
Tháng 1/2023 |
|
|
|
1 |
Kiểm tra các tổ |
Tuần 1 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
Tổ MG Bé, Tổ Nhà Trẻ |
2 |
Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề “c” |
Tuần 2 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
4 giáo viên |
|
Tháng 2/2023 |
|
|
|
1 |
Kiểm tra các tổ |
Tuần 2 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
Tổ VP, Tổ CD |
2 |
Kiểm tra hồ sơ |
Tuần 3 |
PHT+ TTCM |
4 lớp MGL |
3 |
Kiểm tra toàn diện |
Tuần 4 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
3 giáoviên |
|
Tháng 3/2023 |
|
|
|
1 |
Kiểm tra hồ sơ |
Tuần 1 |
PHT+ TTCM |
4 lớp MGB |
2 |
Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề “e” |
Tuần 2 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
4 giáo viên |
3 |
Kiểm tra tổ chuyên môn |
Tuần 1+2+3+4 |
HT+P.HT+TTND |
4 tổ
|
|
Tháng 4/2023 |
|
|
|
1 |
Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề “f” |
Tuần 2 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
4 giáo viên |
2 |
Kiểm tra hồ sơ |
Tuần 3 |
PHT+ TTCM |
Nhân viên y tế |
3 |
Kiểm tra toàn diện |
Tuần 4 |
HT + PHT+ TTCM+PTTCM |
3 giáoviên |
|
Tháng 5/2023 |
|
|
|
1 |
Kiểm tra hồ sơ |
Tuần 2 |
PHT+ TTCM |
Tổ cấp dưỡng |
2 |
Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, đặc biệt trẻ 5 tuổi |
Tuần 3 |
P.HT + TTCM+PTTCM |
15 lớp |
Số lượt xem : 107