Tổ Mẫu giáo Nhỡ
Kế hoạch năm 2021-2022
TRƯỜNG MN SƠN CA TỔ: MẪU GIÁO CHỒI Số: 04/KH-TCM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thủy Phương, ngày 06 tháng 9 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021-2022
- Căn cứ vào kế hoạch số 60 của Trường mầm non Sơn Ca về phương hướng, nhiệm vụ năm học 2021-2022.
- Tổ MG Chồi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 với những nội dung cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM 2020- 2021
1. Số lượng
- Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu đề ra
- Đã duy trì số lượng trẻ trong tổ hiện có
- Tỷ lệ chuyên cần của tổ đạt > 90%
2. Chất lượng
- Trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 4-5 tuổi
- Tỉ lệ đánh giá trẻ cuối độ tuổi đạt 100%
- 100% trẻ trong tổ đều được kiểm tra sức khỏe định kì 2 lần/năm học, chấm biểu đồ tăng trưởng theo quí 3 tháng/1 lần.
- Kết quả theo dõi sức khỏe trẻ như sau: Trẻ SDD nhẹ cân, SDD thấp còi, CNCHBT giảm so với đầu năm học
- Tỷ lệ bé ngoan đạt 100%
3. Đội ngũ giáo viên
- Có 2 giáo viên/ lớp
- Tất cả giáo viên đều biên chế nên yên tâm công tác
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, giàu lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, năng động trong công tác chăm sóc nuôi giáo dục trẻ
- Trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn
4. Cơ sở vật chất
- Phòng học: Có 4 phòng học, phòng học rộng rãi thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông có công trình vệ sinh khép kín, đảm bảo theo điều lệ trường mầm non
- Thiết bị tối thiểu trong nhóm/ lớp đầy đủ bộ thiết bị dạy học cho trẻ 4-5 tuổi
- Đồ dùng đồ chơi tự làm: Các lớp đã bổ sung đồ chơi cho bộ thiết bị như “Động vật, thực vật, đồ dùng trong gia đình….”
A. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2021 - 2022
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Trường nằm trên địa bàn tập trung đông dân cư nên dễ huy động trẻ ra lớp
- Cơ sở vật chất của các lớp được cải thiện khá đầy đủ
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường
- 100% Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn
- Đa số cha mẹ trẻ quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ
- Đa số giáo viên trong tổ còn trẻ, năng động, sáng tạo; có nhiều giáo viên lớn tuổi nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
2. Khó khăn
- Kỹ năng ứng dụng CNTT của một số giáo viên còn hạn chế.
- Tài liệu phục vụ cho tổ chuyên môn sinh hoạt chưa phong phú.
- Một số thiết bị dạy học bị hư hỏng, không thể sửa chữa nên ảnh hưởng đến một số hoạt động giáo dục.
- Tình hình dịch Covid -19 làm ảnh hưởng việc huy động trẻ đến trường.
II. THỐNG KÊ SỐ TRẺ TRONG ĐỘ TUỔI
STT |
Năm sinh |
Số trẻ trong địa bàn |
|
TS |
Nữ |
||
1 |
2017 |
183 |
81 |
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua
* Chỉ tiêu:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- 100% giáo viên của tổ được tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, gắn liền cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Trường học an toàn- xanh- sạch- đẹp” thành các hoạt động thường xuyên trong tổ.
- 100% giáo viên tổ tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động do trường, phòng, phường, ngành tổ chức…
* Giải pháp:
- Các thành viên trong tổ đăng ký một nội dung học tập và có kế hoạch học tập rèn luyện.
- Động viên, khuyến khích giáo viên trong tổ đổi mới phương pháp dạy học sáng tạo và tạo môi trường học tập cho trẻ an toàn, xanh, sạch, đẹp.
- Đưa ra chỉ tiêu cho từng lớp, các lớp đăng kí danh hiệu cho lớp.
- Tổ chức tập luyện có kế hoạch, có sự giám sát, chỉ đạo.
2. Số lượng
2.1. Mạng lưới trường lớp
- Phát triển trường, lớp: 4 lớp đạt 100%
2.2. Phát triên số lượng
* Chỉ tiêu
|
|||||||||||||||
* Giải pháp
- Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể để huy động trẻ.
- Thường xuyên rà soát trẻ trong địa bàn, trẻ mới chuyển đến ,trẻ chuyển đi, trẻ tạm trú để nắm số lượng huy động trẻ chính xác cho phường, trường.
- Trao đổi với phụ huynh đưa cháu ra lớp để đảm bảo số lượng, chỉ tiêu đề ra.
- Giáo viên các lớp trong tổ khuyến khích trẻ đi học chuyên cần.
- Niềm nở với phụ huynh tạo uy tín để phụ huynh yên tâm gửi con.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ về tầm quan trọng và lợi ích đối với sự phát triển toàn diện của trẻ khi được đến trường mầm non 5 tuổi
3. Nâng cao chất lượng PCGDMNTNT
* Chỉ tiêu
- 100% lớp 4-5 tuổi nâng cao các điều kiện cơ sở vật chất đạt phổ cập giáo dục mầm non.
- 100% trẻ được đánh giá cuối độ tuổi đạt yêu cầu.
- >90 % trẻ đi học chuyên cần.
* Giải pháp
- Tham mưu với BGH để bổ sung thêm các thiết bị dạy học tối thiểu cho trẻ 4 -5 tuổi bị hư hỏng.
- Tổ chức dạy đúng chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi dưới nhiều hình thức khác nhau.
4. Chất lượng chăm sóc giáo dục
* Chỉ tiêu
- Chuyên cần: 90%
- Bán trú: 100%
- Trẻ học 2 buổi/ ngày: 100% trẻ
- Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân:
- Tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi
- Trẻ được kiểm tra sức khỏe, chấm biểu đồ tăng trưởng theo qui định:100%
- Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN: 100%
* Giải pháp
- Tuyên truyền, trao đổi vận động phụ huynh cho trẻ khi đến lớp, khuyến khích trẻ đi học chuyên cần.
- Phối kết hợp với y tế để cân đo, theo dõi biểu đồ phát triển cho trẻ theo định kì 3 lần/ năm học. Kiểm tra sức khỏe trẻ 2 lần/ năm
- Phối hợp với cấp dưỡng để có chế độ ăn hợp lý cho trẻ SDD cả 2 thể và CNCHBT. Tăng cường thời lượng vận động cho trẻ béo phì để giảm cân, đảm bảo VSATTP.
- Các lớp đảm bảo lịch sinh hoạt một ngày của trẻ và áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ tham gia trải nghiệm.
- Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho cha mẹ trẻ qua các kênh zalo, mạng xã hội, facebook…
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
- Xây dựng chương trình GDMN mới dựa trên sự nhận thức của trẻ, tình hình thực tế tại đơn vị và thực hiện hiệu quả.
- Dự giờ các giáo viên trong tổ để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực hiện theo quan điểm GDLTLTT, tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm.
4.3. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục mầm non đạt chuẩn quốc gia
* Chỉ tiêu
- Cùng với nhà trường củng cố các tiêu chí đạt chất lượng giáo dục cấp độ 2
- Cùng với nhà trường phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
* Giải pháp
- Rà soát các danh mục thiết bị hư hỏng để lập danh sách đề nghị BGH sữa chữa mua sắm bổ sung cho các lớp.
- Phối kết hợp với nhà trường để kiểm tra việc sử dụng bộ thiết bị trẻ 5 tuổi
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong tổ khối.
- Cùng với nhà trường tự kiểm tra, rà soát các tiêu chí, chỉ số chưa đạt để bổ sung hoàn thiện các tiêu chí tiến tới đạt chuẩn quốc gia mức 2.
5. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
* Chỉ tiêu
Thiết bị trong lớp: 100% lớp trong tổ có đầy đủ bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Thiết bị ngoài lớp: Mỗi lớp có ít nhất 1 đến 2 thiết bị đồ chơi tự tạo bên ngoài lớp.
* Giải pháp
- Tham mưu với BGH Nhà trường để bổ sung một số trang thiết bị còn thiếu và sữa chữa đồ dùng bị hư hỏng.
- Cùng nhau làm bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi hư hỏng với khả năng của mình.
- Giáo viên bảo quản, quản lý sử dụng đồ dùng đồ chơi cẩn thận và khai thác có hiệu quả.
- Vận động phụ huynh làm bổ sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời
6. Công tác xây dựng đội ngũ
* Tình hình thực trạng
- 8 giáo viên đủ theo yêu cầu đề ra.
* Chỉ tiêu
- 100% giáo viên trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của nhà trường. Không vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Tham gia học BDTX, bồi dưỡng chính trị hè đầy đủ và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt.
- 100% đội ngũ trong tổ đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường được công nhận
- 100% Giáo viên trong tổ được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, trong đó đạt xuất sắc 8 GV
- 100% Giáo viên trong tổ đều thực hiện tốt chuyên đề và hồ sơ sổ sách
* Giải pháp
- Giáo viên trong tổ chấp hành tốt các nội quy, quy chế của nhà trường. Không vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn đều đặn 2 tuần/1 lần, cùng nhau tháo gỡ các vướng mắc, đúc rút kinh nghiệm.
- Dự giờ đồng nghiệp và học tập lẫn nhau để rút ra kinh nghiệm.
- Tham gia tập huấn đầy đủ.
- Học BDTX và làm báo cáo cuối năm.
- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên trong tổ còn yếu về chuyên môn
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách để đôn đốc giáo viên thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đề ra.
7. Công tác tuyên truyền
* Chỉ tiêu:
- 100% lớp 4-5 tuổi có bản tin tuyên truyền phụ huynh
- 100% phụ huynh lớp quan tâm đến cách chăm sóc trẻ và phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
- Có một số bài viết của tổ để đưa tin
* Giải pháp
- Các lớp trong tổ xây dựng nội dung bản tin phong phú và thay đổi thường xuyên về nội dung thiết thực mạng tính thời sự, phù hợp để thu hút phụ huynh.
- Lập nhóm group của các nhóm lớp qua zalo, messenger để tuyên truyền, trao đổi về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tìm kiếm, sưu tầm để viết bài đưa tin
- Tổ chức một số hoạt động để mời phụ huynh các lớp đến tham quan, dự giờ thăm lớp.
8. Công tác thi đua
* Tập thể: Tập thể lao động xuất sắc
* Nhóm, lớp
- Chồi 1: Lao động xuất sắc
- Chồi 2: Lao động xuất sắc
- Chồi 3: Lao động xuất sắc
- Chồi 4: Lao động xuất sắc
* Cá Nhân:
STT |
Họ và tên |
Lớp |
Danh hiệu thi đua |
1 |
Lê Thị Khánh Chi |
Chồi 1 |
LĐTT |
2 |
Lê Thị Thu |
Chồi 1 |
CSTĐ |
3 |
Nguyễn Thị Lan |
Chồi 2 |
CSTĐ |
4 |
Nguyễn Thị Phước Duyên |
Chồi 2 |
Thời gian thử việc |
5 |
Nguyễn Thị Hồng Nhi |
Chồi 3 |
CSTĐ |
6 |
Nguyễn Thị Hoài |
Chồi 3 |
CSTĐ |
7 |
Nguyễn Hồng Bé Minh |
Chồi 4 |
CSTĐ |
8 |
Nguyễn Thị Thanh Nhàn |
Chồi 4 |
LĐTT |
9. Công tác phối kết hợp và công tác khác
- Phối hợp với nhà trường các đoàn thể để chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
- Điều tra phổ cập từ 0-60 tuổi.
- Tích cực tham gia các hội thi như “giáo viên dạy giỏi, cầu lông, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm…
- Phối kết hợp với chuyên môn tổ chức tốt các phong trào thi đua chào mừng ngày lễ 20-10; 20-11; 8-3 …trong năm học.
- Làm đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tự làm.
- Lồng ghép giáo dục văn hóa địa phương vào trong hoạt động giáo dục hằng ngày của trẻ.
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ THEO TỪNG THÁNG
Ngày/tháng thực hiện |
Nội dung công việc |
Tháng 9/2021 |
- Tham dự khai giảng năm học mới( trực tuyến) - Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ: Kế hoạch hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ ở nhà trẻ thời gian nghỉ dịch covid- 19. - Chuẩn bị tham luận cho hội nghị CBCC-VC năm học và tiếp thu nhiệm vụ năm học của trường - Xây dựng các loại kế hoạch tổ - Đăng kí thi đua, sáng kiến kinh nghiệm - Cân đo chấm biểu đồ, khám sức khỏe cho trẻ quí 1 - Thực hiện kế hoạch giáo dục chủ đề “ Trường mầm non”và lồng ghép chuyên đề - Xây dựng kế hoạch chủ đề “Bản thân” và thực hiện - Họp hội đồng giáo viên, tổ chuyên môn |
Tháng 10/2021 |
- Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. - Tiếp tục thực hiện chủ đề “Bản thân” - Tham gia hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và công đoàn. - Xây dựng kế hoạch chủ đề “Gia đình” và thực hiện - Lồng ghép thực hiện các chuyên đề - Cùng với nhà trường kiểm tra, rà soát đăng kí bổ sung danh mục đồ dung đồ chơi của bộ thiết bị 5-6 tuổi. - Giáo viên chuẩn bị kiểm tra, dự giờ theo kế hoạch kiểm tra nội bộ. - Tham gia thao giảng dự giờ. - Họp tổ chuyên môn, họp hội đồng giáo viên. |
Tháng 11/2021 |
- Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. - Tiếp tục thực hiện chủ đề “Gia đình” - Chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của Sở vào đầu tháng 11 - Tham gia tập huấn (nếu có) - Tham gia Giao lưu “Giáo viên giỏi” cấp trường - Tham gia Giao lưu “Giáo viên giỏi” cấp thị xã - Học BDTX - Dự giờ đồng nghiệp - Lồng ghép thực hiện các chuyên đề - Tham gia tọa đàm “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11” - Xây dựng kế hoạch chủ đề “Ngành nghề” và thực hiện - Sinh hoạt tổ chuyên môn |
Tháng 12/2021 |
- Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. - Chuẩn bị hồ sơ sổ sách để đón đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học. - Tham gia sinh hoạt chuyên đề theo nghiên cứu bài học “Nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi trong thời gian dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp” - Tiếp tục thực hiện chủ đề “Ngành nghề” - Tham gia tập huấn (nếu có) - Học BDTX - Tiếp tục dự giờ đồng nghiệp - Lồng ghép thực hiện các chuyên đề - Xây dựng kế hoạch chủ đề “Động vật” và thực hiện - Cân đo chấm biểu đồ quí 2 - Tham gia liên hoan “Bé tạo hình” cấp trường (nếu có) - Họp hội đồng giáo viên, tổ chuyên môn |
Tháng 01/2022 |
- Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. - Cùng với nhà trường đón đoàn công tác quản lý nhà nước đối với nhóm, lớp độc lập, thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình sau chỉnh sửa bổ sung, tích hợp nội dung GD: “Văn hóa địa phương” - Tiếp tục thực hiện chủ đề “ Động vật” - Học BDTX - Tiếp tục dự giờ đồng nghiệp - Tham gia sơ kết học kì I - Lồng ghép thực hiện các chuyên đề - Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn cấp thị xã (lần 2) - Xây dựng kế hoạch chủ đề “ Tết và mùa xuân” và thực hiện - Sinh hoạt tổ chuyên môn - Tham gia ngày hội chợ xuân cùng trẻ và phụ huynh. - Tổng dọn vệ sinh tết và Tham gia trực tết |
Tháng 2/2022 |
- Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. - Cùng với nhà trường đón đoàn thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình sau chỉnh sửa bổ sung, tích hợp nội dung GD: “Văn hóa địa phương”. - Tham gia phong trào “Mừng Đảng- Mừng Xuân” - Xây dựng và thực hiện chủ đề “Thực vật” - Học BDTX - Tiếp tục dự giờ đồng nghiệp - Lồng ghép thực hiện các chuyên đề - Xây dựng kế hoạch chủ đề “Giao thông” và thực hiện - Chuẩn bị các điều kiện tham gia ngày hội thể dục thể thao - Sinh hoạt tổ chuyên môn, họp hội đồng giáo viên |
Tháng 3/2022 |
- Cùng với nhà trường đón đoàn thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình sau chỉnh sửa bổ sung, tích hợp nội dung GD: “Văn hóa địa phương” - Cùng với nhà trường đón đoàn kiểm tra công tác bán trú trong trường học. - Tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn cấp thị xã (lần 3) - Xây dựng và thực hiện chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” - Học BDTX - Tiếp tục dự giờ đồng nghiệp - Lồng ghép thực hiện các chuyên đề - Tham gia giao lưu “Bé khéo tay” cấp trường - Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã (nếu có) - Tọa đàm ngày “Quốc tế phụ nữ 8/3” - Sinh hoạt tổ chuyên môn, họp hội đồng giáo viên |
Tháng 4/2022 |
- Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. - Xây dựng kế hoạch chủ đề “Quê hương, đất nước Bác Hồ” và thực hiện. - Tham gia giao lưu “Bé khéo tay” cấp thị xã. - Tham gia “Ngày hội phát triển vận động” - Học BDTX - Tiếp tục dự giờ đồng nghiệp - Thực hiện theo dõi đánh giá sự tiến bộ của trẻ (Lần 2) cuối tháng 4; - Lồng ghép thực hiện các chuyên đề - Làm bài thu hoạch BDTX - Giáo viên đăng kí CSTĐ viết sáng kiến kinh nghiệm - Đánh giá trẻ học kỳ II năm học 2021-2022. - Tham gia kiểm tra nội bộ theo kế hoạch; |
Tháng 5/2022 |
- Xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. - Chuẩn bị các điều kiện đón đoàn kiểm tra thi đua các cấp - Bình bầu thi đua tổ. - Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên - Đánh giá công chức - Đánh giá xếp loại kết quả BDTX - Bình bầu thi đua trường - Hoàn thành hồ sơ sổ sách - Họp chuyên môn - Chuẩn bị các điều kiện chia tay trẻ - Đánh giá trẻ cuối độ tuổi |
Trên đây là Kế hoạch chung thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 của tổ, yêu cầu các giáo viên trong tổ nghiêm túc thực hiện.
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Cẩm Tú |
|
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Lan |
|||
PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG THỦY TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
||||
|
Huế, ngày 6 tháng 9 năm 2021 |
||||
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON LỚP CHỒI 2
NĂM HỌC 2021 – 2022
Tên lớp: Chồi 2 ( 4 -5 tuổi)
Số lượng trẻ trong nhóm / lớp: 43 trẻ
Số giáo viên/ lớp: 2 giáo viên/ lớp
Tên giáo viên: 1. Nguyễn Thị Lan
2. Nguyễn Thị Phước Duyên
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng
- Trẻ nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
- Trẻ tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Trẻ giữ gìn sức khỏe và an toàn
2. Mục tiêu giáo dục
Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ 4 – 5 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ.
2.1 Phát triển thể chất
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi 4 -5 tuổi
- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ
- Thực hiện được vận động cơ bản một cách vững vang, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động: vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Có kĩ năng trong một số vận động cần sự khéo léo của đôi tay
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
2.2 Phát triển nhận thức:
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau ( bằng hành động,hình ảnh, lời nói...) và ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
2.3 Phát triển ngôn ngữ
- Có khả năng nghe, hiểu lời nói trong gia tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau ( lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...)
- Diễn đạt rõ ràng giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp trẻ 4 -5 tuổi.
2.4 Phát triển tình càm và kĩ năng xã hội
- Có ý thức về bản thân.
- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợ, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẽ.
- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt gia đình, trường mầm non, cộng đồng gần gũi.
2.5 Phát triển thẩm mĩ
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong tiên nhiên, cuộc sống.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp
* KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phân phối thời gian
Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục được thực hiện theo chế độ sinh hoạt hằng ngày.
Thời gian |
Hoạt động |
80 - 90 phút |
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng |
30 - 40 phút |
Học |
40 - 50 phút |
Chơi, hoạt động ở các góc |
30 - 40 phút |
Chơi ngoài trời |
60 - 70 phút |
Ăn bữa chính |
140 -150 phút |
Ngủ |
20 - 30 phút |
Ăn bữa phụ |
70 - 80 phút |
Chơi, hoạt động theo ý thích |
60 - 70 phút |
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ |
Thời điểm nghỉ hè, các ngày lễ tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày ở cơ sở giáo dục mầm non một cách hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nền nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI
II. NỘI DUNG
1. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
1.1. Tổ chức ăn
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi: 4- 5 tuổi
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230 - 1320 Kcal.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal.
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
2. Tổ chức ngủ
Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi trưa (khoảng 150 phút).
3. Vệ sinh
3.1 Vệ sinh cá nhân.
+ Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.
+ Qui trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng
+ Cách súc miệng, chải tóc.
3.2 Vệ sinh môi trường:
+ Vệ sinh phòng nhóm lớp Chồi 4
+ Đồ dùng: bàn, ghế, ly, khăn mặt...
+ Đồ chơi: Đồ chơi ở các góc, đồ chơi ngoài trời...
+ Giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải.
4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
- Kiểm tra sức khỏe . Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao trẻ 4 -5 tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp: Viêm họng, Viêm phế quản, Tiêu chảy, Sâu răng, vàng da...
- Theo dõi tiêm chủng.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
+ Phòng tránh các dị vật: hạt,màu, bông, vật sắc nhọn
+ Phòng chống bệnh Covid -19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế
2. Nội dung giáo dục theo từng lĩnh vực phát triển
1. Giáo dục phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
- Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
- Các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
- Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe.
- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn: Phòng chống tai nạn thương tích, dịch bệnh theo mùa, phòng chống dịch Covid -19
NỘI DUNG GIÁO DỤC TRẺ 4 -5 TUỔI
a) Phát triển vận động
Nội dung |
4 -5 tuổi |
1. Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
|
- Hô hấp: Hít vào, thở ra. |
-Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay) + Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau ( phía trước, phía sau, trên đầu) |
|
- Lưng, bụng, lườn: + Cúi về phía trước, ngửa người ra sau. + Quay sang trái, sang phải. + Nghiêng người sang trái, sang phải -Chân: + Nhún chân + Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ. + Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối |
|
2. Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
- Đi và chạy: + Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi. + Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn. + Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn. + Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát + Chạy nhanh 10 m + Chạy nhanh 15 m |
Bò, trườn, trèo: + Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m. + Bò dích dắc qua 5 điểm. + Bò chui qua cổng, ống dài 1,2m x 0,6m. + Trườn theo hướng thẳng. + Trèo qua ghế dài1,5m x 30cm. + Trèo lên, xuống 5 gióng thang |
|
- Tung, ném, bắt: + Tung bóng lên cao và bắt. + Tung bắt bóng với người đối diện. + Đập và bắt bóng tại chỗ. + Ném xa bằng 1 tay, 2 tay. + Ném trúng đích bằng 1 tay. + Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. |
|
- Bật - nhảy: + Bật liên tục về phía trước. + Bật xa 35 - 40cm. + Bật - nhảy từ trên cao xuống (cao 30 - 35cm). + Bật tách chân, khép chân qua 5 ô. + Bật qua vật cản cao10 - 15cm. + Nhảy lò cò 3m. |
|
3. Các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay-mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ |
- Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối... - Gập giấy. - Lắp ghép hình. - Xé, cắt đường thẳng. - Tô, vẽ hình. - Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây. |
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Nội dung |
4 - 5 tuổi |
1. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe |
- Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng). Nhóm thực phẩm theo phân loại của Tổ Chức Y tế Thế giới +Nhóm 1 : Lương Thực : Gạo, ngô, khoai, sắn.. + Nhóm 2 : Hạt các loại : Đậu đỗ, vừng, lạc.. + Nhóm 3 : Sữa và các loại sản phẩm từ sữa như Sữa chua, ván sữa, phô mai... + Nhóm 4 : Thịt các loại ( Thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt...) , cá ( Cá trê, cá tràu, cá ngừ, cá thu, cá kình...) và các loại hải sản ( Tôm, cua, mực, ghẹ...) + Nhóm 5 : Trứng và các sản phẩm của trứng + Nhóm 6 : Củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua hoặc rau tươi có màu xanh thẩm ( rau ngót, rau cải xanh, xúp lơ xanh...) + Nhóm 7 : Rau củ khác như su hào, của cải + Nhóm 8 : Dầu ăn, mỡ các loại. - Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn : Cách nấu cơm, luộc rau, nấu canh, các món xào, kho cá... - Nhận biết các bữa ăn trong ngày : 3 bữa chính và 2 bữa phụ - Ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất : - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…) : + Ăn uống đầy đủ chất và thường xuyên luyện tập thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh. + Ăn uống thiếu chất, không khoa học và thiếu vệ sinh thì cơ thể sẽ thiếu chất và thường xuyên mắc bệnh... |
2. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt |
- Tập đánh răng, lau mặt. - Rèn luyện thao tác rửa tay bằng xà phòng. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định |
3. Giữ gìn sức khỏe và an toàn |
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe: + Đánh răng trước và sau khi ngủ dậy + Thường xuyên vệ sinh thân thể, cắt móng tay,móng chân... + Thường xuyên sát khuẩn để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như Covid- 19, các bệnh về đường hô hấp, bệnh tiêu chảy... - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. - Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. - Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản. - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. |
2. Giáo dục phát triển nhận thức
a) Khám phá khoa học
- Các bộ phận của cơ thể con người : Đầu, mình, tay, chân
- Đồ vật: Đồ dùng đồ chơi ở Trường, lớp; Những đồ dùng trong gia đình...
- Động vật và thực vật:
+ Động vật nuôi trong gia đình: Gà, chó, mèo, heo, trâu, bò...
+ Động vật sống trong rừng: Hổ, Gấu, Sư tử, Voi, Khỉ, Ngựa vằn...
+ Động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua, ốc, mực,ếch...
+ Côn trùng: Sâu, ong, bướm...
- Một số hiện tượng tự nhiên:
+ Tìm hiểu ngày và đêm
+ Tìm hiểu về các hiện tượng: nắng, mưa, sấm chớp...
+ Tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước.
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
- Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.
+ 1 và nhiều. Chữ số 1
+ Đếm đến 2. Nhận biết chữ số 2
+ Đếm đến 3. Nhận biết chữ số 3
+ Đếm đến 4. Nhận biết chữ số 4.
+ Đếm đến 5. Nhận biết chữ số 5.
+ Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm
+ Nhận biết nhiều hơn, ít hơn trong phạm vi 3.
+ Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 4
+ Tách gộp trong phạm vi 4
+ Tách, gộp trong phạm vi 5
+ Đếm trên đối tượng trong phạm vi 6
+ Đếm trên đối tượng trong phạm vi 7
+ Đếm trên đối tượng trong phạm vi 8
+ Thêm bớt, nhận biết số lượng trong phạm vi 7
+ Thêm bớt, nhận biết số lượng trong phạm vi 8
+ Thêm bớt, nhận biết số lượng trong phạm vi 9
+ Thêm bớt, nhận biết số lượng trong phạm vi 10
+ Ý nghĩa của các con số
- So sánh:
+ So sánh giống nhau và khác nhau của hình chữ nhật, hình tam giác.
+ So sánh giống nhau và khác nhau của hình vuông, hình tròn.
+ So sánh giống nhau và khác nhau của hình tam giác và hình tròn.
+ So sánh chiều cao 2 đối tượng
+ So sánh chiều cao 3 đối tượng
+So sánh chiều dài của 2 đối tượng
+ So sánh độ lớn của 2 đối tượng
- Sắp xếp theo qui tắc.
- Đo lường: Đo dung tích bằng 1 đơn vị đo
- Hình dạng.
- Định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
+ Xác định vị trí đồ vật so với bản thân ( phía phải, phía trái)
+ Xác định phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới.
+ Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều, tối.
c) Khám phá xã hội
- Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng.
+ Tìm hiểu điểm giống nhau và khác giữa bé và bạn
+ Tìm hiểu các thành viên trong gia đình và người lạ
+ Tìm hiểu sở thích, thói quen của những người trong gia đình.
- Trường mầm non.
+ Tìm hiểu về trường Mầm non Sơn Ca và các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non Sơn Ca
+ Tìm hiểu về lớp Chồi 4 của bé
- Một số nghề phổ biến: Nghề Cô giáo, Nghề Cảnh sát giao thông, Nghề Nông, Nghề Truyền thống ở địa phương ( Nghề làm chổi đót, nghề làm nón...)
- Danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ, hội: Đình làng Dạ Lê, Lễ hội đua ghe...
NỘI DUNG GIÁO DỤC TRẺ 4 -5 TUỔI
a) Khám phá khoa học
Nội dung |
4 - 5 tuổi |
1. Các bộ phận của cơ thể con người |
Chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. |
2. Đồ vật: Đồ dùng, đồ chơi Phương tiện giao thông |
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi ( xích đu, cầu trượt) - Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 - 3 đồ dùng, đồ chơi: Cái chén và cái ly, cái dĩa và chái thìa... - Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1 - 2 dấu hiệu: Đồ dùng dùng để chơi, đồ dùng dùng để ăn, đồ dùng dùng trong vệ sinh cá nhân... - Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1 - 2 dấu hiệu: Xe máy, xe ô tô, xe đạp, xe xích lô... |
3. Động vật và thực vật |
- Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người. + Động vật: Con chó, mèo, gà, lợn, trâu, bò, hổ, gấu, sư tử, khỉ, ngựa vằn... + Thực vật: Cây xanh: Cây dừa, cây Bằng lăng, Cây Bàng... + Hoa: Hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa mai... + Qủa: quả cam, quả đu đủ, quả thơm, quả na... - So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả. + So sánh con Gà và con heo, Con Vịt và con Chó + So sánh con Hổ và con Voi, con Ngựa và con sư tử. - Phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 1 - 2 dấu hiệu. + Cây che bóng mát: Cây Bàng, Cây Phượng, Cây Bằng Lăng. + Cây cảnh: Cây hoa mai, cây hoa Tường Vi, Cây Tùng. + Cây ăn quả: Cây dừa, cây cam, cây đu đủ. + Các loại hoa: hoa hồng , hoa mai, hoa cúc - Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với môi trường sống. - Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây. |
4. Một số hiện tượng tự nhiên: - Thời tiết, mùa - Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng - Nước -Không khí, ánh sáng
|
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người: Nắng, Mưa, Bão, lũ lụt. - Sự khác nhau giữa ngày và đêm. - Các nguồn nước trong môi trường sống: Nước máy, nước sông, nước suối, nước biển. - Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây. - Một số đặc điểm, tính chất của nước: Vòng tuần hoàn của nước - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước. - Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây: Tìm hiểu về nắng |
b) Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
Nội dung |
4 - 5 tuổi |
1. Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm |
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả n |